Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành vật lý học

 Sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi vật lý. Nhu cầu về sự hiện đại trong đời sống tăng cao, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với lực lượng trong ngành vật lý cũng phát triển. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành vật lý học trong thời đại công nghiệp và vì thế, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Câu hỏi được đặt ra là vật lý học là gì, học vật lý để làm gì, chuyên vật lý làm nghề gì?

 

Ngành vật lý học là gì?

Ngành vật lý học một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề tự nhiên theo thời gian và không gian, từ các hạt hạ nguyên tử tạo nên vật chất đến các hành tinh, thiên hà và toàn bộ vũ trụ. Các đối tượng được ngành này nghiên cứu bao gồm vật chất, năng lượng, thời gian và không gian.

Các quy tắc vật lý áp dụng cho tất cả các ngành tự nhiên khác, bao gồm sinh học, địa lý và hóa học, do đó vật lý học được coi là khoa học cơ bản. Tất cả các ngành này đều phải tuân thủ các nguyên tắc vật lý và chỉ nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của tự nhiên. 

 

Ngành vật lý học học gì? 

Khi học vật lý, bạn sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về vật lý và cách sử dụng các định luật tự nhiên để giải thích các hiện tượng trên thế giới. Bên cạnh đó, ngành này còn dạy cho người học các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cần thiết cho bất kỳ nghề nghiệp nào. Chẳng hạn như cách chia nhỏ vấn đề thành các phần cấu thành của nó và áp dụng các kỹ thuật toán học, điện toán, phân tích dữ liệu và thử nghiệm tiên tiến để tìm ra giải pháp.

Khi học vật lý, bạn sẽ được học một số môn học tiêu biểu như Vật lý cơ bản, Thiên văn học và Vật lý thiên văn, Điện và Từ trường, Phương pháp toán học vật lý, Cơ học lượng tử, Lý thuyết điện từ nâng cao, Vật lý sinh học,...

 

Các chuyên ngành ngành vật lý học

Dưới đây là một số chuyên ngành thuộc ngành vật lý học:

  • Vật lý Hạt nhân: Ngành này nghiên cứu cấu trúc của hạt nhân nguyên tử về mặt tương tác giữa các hạt cấu thành của nó. Các ứng dụng thực tế bao gồm chẩn đoán và điều trị y tế.

  • Vật lý Kỹ thuật: Ngành vật lý kỹ thuật tập trung vào việc sử dụng các định luật vật lý để áp dụng, thiết kế và phát triển các giải pháp thực tế nhằm giải quyết thách thức kỹ thuật.

  • Vật lý Y sinh: Nếu theo học ngành vật lý y sinh, bạn sẽ được làm quen với việc ứng dụng các khái niệm và kỹ thuật vật lý học để nghiên cứu các hệ thống sống, có thể ở cấp độ phân tử, dưới tế bào, tế bào hoặc sinh vật. 

  • Vật lý Thiên văn: Đây cũng được xem là một nhánh của ngành thiên văn học, liên quan đến vật lý của vũ trụ, chẳng hạn như sự tiến hóa của các ngôi sao và thiên hà. Thậm chí, ngành này còn nghiên cứu vũ trụ học cũng như tìm hiểu sự tiến hóa và cấu trúc của toàn vũ trụ.

 

Có nên học ngành vật lý?

Thế giới hiện đang chứng kiến sự tiến bộ trong nghiên cứu, công nghệ và kỹ thuật nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học vật lý. Chính vì vậy, đây là một trong những ngành nghề có triển vọng trong tương lai.

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức tăng trưởng việc làm cho lĩnh vực này được dự đoán vẫn có xu hướng tăng, dự kiến đạt 7%. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy khoảng 40% người tốt nghiệp ngành vật lý học tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp, 35% tiếp tục khóa học sau đại học về Vật lý hoặc Thiên văn học, 20% theo đuổi bằng sau đại học ở một số lĩnh vực khác, và chưa đến 5% số sinh viên tốt nghiệp ngành này gặp tình trạng thất nghiệp. 

 

Bạn có phù hợp với ngành vật lý học? 

Vật lý học không phải là một ngành học dễ dàng. Để theo đuổi ngành này, Hotcourses.vn nghĩ rằng bạn cần có các phẩm chất và kỹ năng sau đây:

  • Đam mê vật lý: Ngành vật lý học chuyên nghiên cứu về tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, bạn cần có sự đam mê, yêu thích việc tìm tòi và giải thích các yếu tố, hiện tượng xung quanh mình.

  • Khả năng toán học: Toán học, đặc biệt là đại số, có nhiều mối liên hệ với vật lý. Nếu không có năng khiếu hay sự yêu thích toán học, lĩnh vực này sẽ trở nên đơn điệu và bạn sẽ khó có cơ hội làm việc trong tương lai.

  • Khả năng nghiên cứu: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành vật lý học thường làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học. Điều này đòi hỏi bạn có khả năng tự tìm tòi và thực hiện các nghiên cứu thực tế của chính mình.

  • Tính kiên trì: Vật lý học là một ngành học có tính chuyên sâu cao nên nếu không có tính kiên trì và nhẫn nại thì bạn sẽ không bao giờ thành công trong học tập cũng như trong công việc.

 

Sinh viên ngành vật lý học làm gì khi ra trường?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn học vật lý để làm gì thì hãy tham khảo danh sách các việc làm phù hợp cho sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý học:

  • Giảng viên, giáo viên tại các trường cao đẳng, đại học có liên quan

  • Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu

  • Chuyên viên, cán bộ kỹ thuật và quản lý

  • Kỹ sư

  • Phân tích hệ thống

  • Lập trình viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét