Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành thú y

 Nhiều bạn trẻ yêu mến động vật đang lựa chọn học thú y như một hướng đi mới cho bản thân. Vậy thật sự thì tiềm năng của ngành này ra sao? Tại sao nên lựa chọn học thú y? Học thú y ra làm gì?...

 

Ngành thú y là gì?

Ngành thú y là một ngành học liên quan đến các bệnh tật, rối loạn và thương tích ở động vật, bao gồm cả gia súc, gia cầm, thú cưng, động vật trong sở thú và động vật hoang dã. Bạn sẽ học nhiều kỹ năng lâm sàng cùng với cách chăm sóc động vật. Bằng cấp khác nhau giữa các trường đại học, nhưng nói chung, những năm đầu của khoa thú y đều tập trung vào cấu trúc và chức năng của động vật khỏe mạnh. Trong những năm sau đó, bạn sẽ tìm hiểu thêm về chẩn đoán, điều trị và kiểm soát các bệnh ảnh hưởng đến động vật. 

Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.

 

Ngành thú y học mấy năm? Ngành thú y cần học môn gì?

Hầu hết các chương trình học thú y sẽ kéo dài khoảng 5 năm. Các môn học mà bạn sẽ được học bao gồm:

  • Sinh học động vật

  • Sinh học tế bào và phân tử

  • Bệnh học đại cương và khái niệm về bệnh truyền nhiễm 

  • Miễn dịch học

  • Nghiên cứu thú y và thuốc thú y

  • Các bệnh mới nổi, sức khỏe cộng đồng và tính bền vững 

  • Thuốc động vật học 

  • Dinh dưỡng động vật

  • Sinh lý và hành vi của động vật

  • Nguyên tắc sinh học

  • Thực hành dược thú y

  • Sinh thái quần thể và quản lý động vật hoang dã

  • Vệ sinh thú y

  • Luật thú y

 

Các chuyên ngành khoa thú y

Nhìn chung, khoa thú y có rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành tiêu biểu:

  • Chuyên ngành Dược thú y: Cũng giống như có những bác sĩ chuyên về thuốc dùng cho người thì các trường có ngành thú y cũng đào tạo ngành dược thú y, chuyên về thuốc dành cho động vật. Ngoài các kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương, sinh viên sẽ được nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, pháp chế về dược thú y,...

  • Chuyên ngành Bác sĩ thú y: Học bác sĩ thú y thì bạn sẽ được chuyên sâu về các kiến thức bệnh học, ngoại khoa & giải phẫu cũng như pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản,...

  • Chuyên ngành Y học sở thú: Đã bao giờ bạn ước ao được làm việc, chơi đùa và chăm sóc hổ, gấu bắc cực hay hươu cao cổ chưa? Nếu có, hãy chọn học chuyên ngành này - tập trung đào tạo những chuyên gia về vườn thú, động vật hoang dã và các loài thủy sinh. Những bác sĩ thú y này đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực bảo tồn trên toàn thế giới.

  • Chuyên ngành Dinh dưỡng: Ngành học này đào tạo chuyên sâu về chế độ ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng của động vật. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức để hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật và xây dựng chế độ ăn cho chúng, đảm bảo chế độ ăn chính xác, lành mạnh và an toàn.

  • Chuyên ngành Hành vi động vật: Nếu bạn muốn tập trung vào hành vi động vật để trở thành các chuyên gia huấn luyện động vật thì đừng bỏ qua chuyên ngành này. 

Ngoài ra, ngành Thú y cũng bao gồm các chuyên ngành: Nha khoa, da liễu, Gây mê & Giảm đau, Nội khoa, Nhãn khoa,... tập trung đào tạo những cách chữa trị cho từng vấn đề của động vật.

 

Vì sao nên học khoa thú y?

Các bác sĩ thú y khi mới tốt nghiệp có thể nhận mức lương khoảng £31.000/ năm. Mức lương này có thể tăng lên £46.400 đối với bác sĩ phẫu thuật thú y và còn tiếp tục tăng đối với các bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia có tay nghề cao. Tuy nhiên, hầu hết mọi người theo đuổi ngành Thú y không hẳn vì tiền lương. Đa phần họ chọn vì tình yêu đối với động vật.

Trở thành bác sĩ thú y là bạn đang góp phần tích cực cho cuộc sống, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho các loài. Bạn có thể cứu chữa cho nhiều động vật bị bỏ rơi, chữa thương tật cho những thú cưng,... Bên cạnh đó, việc tìm ra những căn bệnh truyền nhiễm của động vật cũng là một cách bảo vệ cho chính con người chúng ta.

Nhiều người cũng chọn học thú y vì tính chất công việc đa dạng và linh hoạt. Mỗi ngày, bạn được tiếp xúc với rất nhiều động vật, giống loài xinh xắn với tính cách khác nhau. Bạn được trở thành một phần của cộng đồng những người yêu động vật.

 

Bạn có phù hợp học bác sĩ thú y?

Nếu bạn đang cân nhắc học thú y thì hãy xem qua các đặc điểm phẩm chất mà một bác sĩ thú y hay chuyên gia thú y cần có cùng Hotcourses.vn nhé! Việc có những phẩm chất sau sẽ tăng tỉ lệ thành công trong nghề nghiệp của bạn.

  • Lòng trắc ẩn và yêu thương động vật: Phẩm chất đầu tiên trong danh sách này chắc chắn chính là tình yêu thương động vật bởi bệnh nhân mà các bác sĩ thú y sẽ làm việc cùng và chữa trị chính là động vật, dù đó là thú cưng, động vật hoang dã hay bất kỳ động vật bị bỏ rơi nào. Vì thế, bạn cần có tình yêu để có thể nhẹ nhàng chữa trị, tôn trọng và giúp đỡ chúng khi đang phải vật lộn với những vết thương và căn bệnh mãn tính.

  • Khéo léo: Nghề bác sĩ đòi hỏi sự khéo léo, quan sát tốt, phán đoán, chẩn đoán đúng bệnh. Khi gặp khó khăn thì cần phải nhạy bén, thao tác nhanh chóng. Toàn bộ tính mạng của thú cưng đều hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

  • Sự kiên nhẫn: Mặc dù kiên nhẫn là phẩm chất cần có của hầu hết các nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong ngành Thú y thì phẩm chất ấy càng cần thể hiện rõ ràng hơn bởi bệnh nhân của các bác sĩ lúc này chính là chó, mèo,... - chúng dễ dàng sợ hãi, bướng bỉnh và không hợp tác trong quá trình điều trị.

  • Sự nhanh nhạy giải quyết vấn đề: Vì một con vật không thể nói cho bác sĩ biết vấn đề của chính mình mà chỉ có thể thể hiện qua hành vi nên bác sĩ cần phải nhanh nhạy nhận biết tình huống, xác định và chẩn đoán các triệu chứng, từ đó tiến hành kiểm tra thể chất và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh cần thiết.

 

Ngành thú y học trường nào? 


 

Học thú y ra làm gì?

Hầu hết mọi người đều nghĩ học thú y ra để làm bác sĩ thú y. Tuy nhiên, đó không phải là lựa chọn nghề nghiệp duy nhất. Sau khi tốt nghiệp khoa thú y, bạn có thể thử sức với các công việc như:

  • Chuyên viên nghiên cứu hành vi động vật

  • Giảng viên khoa thú y

  • Chuyên gia dinh dưỡng thú y

  • Chuyên viên nghiên cứu bệnh học thú y

  • Cố vấn kỹ thuật sản phẩm thuốc thú y

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét