Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành Luật

Mọi hoạt động của một xã hội văn minh đều được quản lý trong khuôn khổ luật lệ nhất định do chính phủ ban hành nên Luật có thể được xem là ngành học nền tảng cho các lĩnh vực khác trong đời sống. Điều này có nghĩa chọn học ngành Luật sẽ cho bạn nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp tương lai. 

 

Học Luật là học gì?

Tương tự như mỗi trường đại học đều có nội quy yêu cầu sinh viên phải chấp hành, quốc gia nào trên thế giới cũng có các bộ luật dành cho từng lĩnh vực trong xã hội như luật kinh doanh, luật môi trường, luật nhân quyền, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự,… Vậy nên về cơ bản thì ngành Luật sẽ cung cấp cho bạn các thông tin của tất cả bộ luật hiện hành của chính quyền nước sở tại.

Những ai muốn dấn thân các công việc liên quan đến chính trị, hay nói cách khác là làm việc cho nhà nước sẽ thường chọn học ngành Luật. Một tấm gương điển hình là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng học Luật tại Harvard Law School. Trong thực tế thì sinh viên Luật sau tốt nghiệp vẫn luôn có thể chọn làm việc tại các công ty đa quốc gia, quốc tế hay tư nhân tùy định hướng cá nhân.

nganh luat moi dieu ban can biet

Mỗi quốc gia có những bộ luật khác nhau nên tất nhiên hình thức đào tạo sẽ có nhiều khác biệt nhất định. Chẳng hạn như ngành Luật của nền giáo dục Hoa Kỳ không có hệ Cử nhân mà sinh viên phải chọn một ngành học bất kỳ trước đó rồi mới được phép tiếp tục học nâng cao tại một trường luật thường kéo dài thêm 3 năm nữa, nâng tổng số thời gian học thành 7 năm. Quy định này đã được nền giáo dục các nước như Nhật, Canada, Úc và Hong Kong áp dụng. Riêng Việt Nam thì có chương trình Luật hệ Cử nhân nhưng nếu muốn trở thành Luật sư thì bạn vẫn phải học thêm 1 năm nữa thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. luật sư

Vì sao nên học ngành Luật?

Không bao giờ lo thất nghiệp

Như đã giải thích bên trên, luật có mặt ở mọi khía cạnh trong cuộc sống nên những người học Luật luôn được trọng dụng dù thời thế có thay đổi ra sao.

Biết rõ luật nên không bao giờ phạm luật

Người thường có thể sẽ vô tình phạm luật và phải trả giá đắt nhưng với người học Luật chính quy sẽ không gặp phải tình trạng đó nên bạn sẽ có thể làm chủ được cuộc sống của mình và tránh mọi rủi ro không đáng có.

nganh luat moi dieu ban can biet

Công việc ý nghĩa

Pháp luật được ban hành về cơ bản cũng vì mục đích bảo vệ lợi ích cho mọi người nên người học Luật sẽ là những nhân tố thực thi công lý trong tương lai. Đặc biệt là khi bạn có thể đem lại công bằng cho nhóm người yếu thế trong xã hội thì sẽ càng cảm nhận được sự ý nghĩa của lĩnh vực mình đang theo đuổi.

 

Bạn có phù hợp với ngành Luật?

Dưới đây là những tố chất, kỹ năng cần thiết của một người học Luật. Hãy cân nhắc xem liệu có phù hợp với bạn không nhé!

nganh luat moi dieu ban can biet

  • Tư duy phản biện tốt: Trong lĩnh vực đòi hỏi sự phân định đúng sai một cách rạch ròi như Luật thì bạn cần phải có tư duy phân tích, suy luận và phản biện tốt để có thể đưa ra các quyết định chính xác và hợp tình hợp lý. Để biết bản thân có tư duy tốt hay không thì bạn hãy nhớ lại những lần tranh luận với bạn bè hoặc người thân của mình. Nếu lúc nào bạn cũng có thể đưa ra dẫn chứng và lý lẽ để củng cố cho luận điểm của mình thì bạn hoàn toàn có tố chất để theo học ngành Luật.
  • Trí nhớ và khả năng đọc hiểu tốt: Bộ luật nào cũng bao gồm nhiều điều khoản và không thể lúc nào cũng kè kè tài liệu bên người nên việc tự ghi nhớ là điều bắt buộc khi bạn muốn học Luật. Chưa kể luật pháp thường liên tục cập nhật và thay đổi tùy vào thời cuộc nên bạn còn phải chủ động nắm bắt thông tin mới nhất. Ngoài ra bạn còn phải đủ kiến thức nền để hiểu đúng mọi điều luật đã học để có thể áp dụng chính xác. Nhớ nhầm hoặc hiểu sai một điều luật chắc chắn sẽ gây ra nhiều tổn thất không nhỏ.

  • Mê đọc sách: Ngoài các đầu sách chuyên môn bắt buộc phải đọc thì bạn còn nên chủ động tìm đọc đa dạng các thể loại sách không những để bổ sung cho mình kiến thức thuộc mọi lĩnh vực mà còn trau dồi kỹ năng đọc hiệu quả. Kiến thức xã hội bạn lĩnh hội được thông qua việc đọc sách sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực tranh luận và rèn luyện tư duy nhạy bén. Ngành luật còn đòi hỏi bạn sẽ phải đọc rất nhiều tài liệu nên phải luyện thói quen đọc nhanh để chắt lọc thông tin cần thiết. Bạn có thể tự trau dồi kỹ năng này bằng cách tóm ý chính trong mỗi lần đọc sách sắp tới của mình.

  • Kỹ năng thuyết phục: Phản biện tốt thôi chưa đủ mà bạn còn phải rèn luyện kỹ năng thuyết phục người khác đồng thuận theo định hướng của mình nếu muốn thành công trong lĩnh vực Luật. Những đối tượng bạn phải thuyết phục có thể kể đến như khách hàng, thẩm phán hoặc cấp trên.

  • Yêu thích việc giải quyết vấn đề: Ngành Luật có đặc thù là bạn luôn phải đối mặt và xử lý nhiều vấn đề của người khác. Đối với người thường thì những vấn đề nan giải có thể khiến họ đau đầu nhưng nếu bạn luôn cảm thấy hào hứng trong việc tìm hướng giải quyết và đương đầu với mọi khúc mắc thì Luật chính là lĩnh vực giúp bạn tỏa sáng.

 

 

Nên học ngành Luật ở đâu?

Ở cả ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam đều có các Đại học Luật chính quy chuyên đào tạo ngành Luật mà bạn có thể tin tưởng theo học. 

 

Học ngành luật ra làm gì? Học luật có dễ xin việc không? 

nganh luat moi dieu ban can biet

Với tấm bằng luật trong tay, bạn có thể đảm nhiệm một số công việc sau đây sau khi tốt nghiệp:

  • Cố vấn pháp lý: bạn có thể trở thành người tư vấn về pháp luật, làm việc trong một tổ chức thuộc các ngành nghề như tài sản, tài chính, chăm sóc sức khỏe, chính phủ và bảo hiểm. Nhiệm vụ chính của cố vấn pháp lý là cung cấp lời khuyên, xem xét các tài liệu pháp lý, chuẩn bị các vụ kiện và đại diện cho công ty trước tòa và quản lý việc thương thảo, đàm phán hợp đồng.

  • Thẩm phán: Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định một cách công bằng về các vụ việc tại toà án bằng cách giải thích và áp dụng luật. Để trở thành thẩm phán, bạn phải có nhiều kinh nghiệm pháp lý, được đào tạo và phải có kiến ​​thức nâng cao về luật pháp của quốc gia mà bạn đang sinh sống, Hiến pháp,... 

  • Giảng viên ngành luật: Với tấm bằng luật, bạn có thể chuẩn bị và giảng dạy các môn pháp lý tại trường đại học. Công việc của bạn sẽ bao gồm quản lý các bài kiểm tra, chấm bài tiểu luận, xem xét chương trình giảng dạy và cung cấp cho sinh viên sự hướng dẫn và hỗ trợ học tập. Bạn cũng sẽ dành thời gian tham gia nghiên cứu và xuất bản những công trình của bạn trên các tạp chí luật để định hình các chính sách công.

  • Làm việc tại ngân hàng đầu tư: Đối với các luật sư có tiềm năng phát triển mạnh trong môi trường làm việc cạnh tranh và áp lực cao, ngân hàng đầu tư là một lựa chọn lí tưởng. Tại ngân hàng đầu tư, bạn thường làm việc cho các tổ chức lớn và chuyên bán hoặc mua. Bạn có thể giúp khách hàng của mình thông qua quy trình bảo lãnh phát hành bán tài sản tài chính hoặc tư vấn cho khách hàng về các khoản đầu tư tốt nhất trong vai trò là nhà tư vấn.

  • Người quản lý hợp đồng: Ngoài tấm bằng luật sư, bạn cần có kỹ năng viết hợp đồng nâng cao. Người quản lý hợp đồng quản lý các dự án trong các ngành khác nhau từ đầu đến cuối và đảm bảo nhóm hoàn thành công việc đúng thời hạn và ngân sách. Nhiệm vụ của họ liên quan đến việc soạn thảo, xem xét và đàm phán hợp đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng, quản lý các tài liệu quan trọng khác và cung cấp thông tin cập nhật cho các bên liên quan.

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành luật và cơ hội việc làm ngành luật là rất lớn, đảm bảo cho bạn tương lai sáng lạn sau khi tốt nghiệp. Các công ty luật lớn, cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp đều cần những người có hiểu biết về pháp luật. Mức thu nhập của các công việc trong ngành Luật sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc nên bạn càng trụ lâu trong nghề thì thu nhập sẽ càng hậu hĩnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét