Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành Nhãn khoa

Trong cuộc sống bận rộn và thời đại công nghệ số hóa đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu khám mắt ngày trở nên phổ biến dẫn đến sự cần thiết về nguồn nhân lực. Bác sĩ nhãn khoa trở thành ngành có xu hướng và thu hút được đông đảo sự quan tâm từ sinh viên hướng tới ngành y cũng như từ các bậc phụ huynh muốn định hướng nghề nghiệp cho con em. 

 

Ngành Nhãn khoa là gì?

Thuật ngữ Nhãn khoa có nguồn gốc từ chữ “ophthalmos” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là các chứng bệnh về mắt. Ngành nhãn khoa là một nhánh của y học chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến giải phẫu, sinh lý học và bệnh về mắt. 

 

Bên cạnh sự kết hợp giữa kỹ thuật quang học và nhãn khoa hiện đại, ngành này sử dụng các trang thiết bị, phương pháp khoa học công nghệ khám mắt tiên tiến nhất nhằm điều trị, phục hồi hiệu quả các chấn thương về mắt và thị giác. Chẳng hạn như sử dụng công nghệ trong kiểm soát cận thị giúp tăng độ chính xác trong quá trình điều trị, máy mổ Laser thuộc công nghệ mới nhất về phẫu thuật không dùng dao, hỗ trợ tối ưu trong phẫu thuật đục thủy tinh thể.

 

khám mắt

 

Ngành Nhãn khoa học gì?

Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên hệ thống các kiến thức về y học, chuyên ngành nhãn khoa, đồng thời cũng trau dồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể là:

  • Đào tạo về các phương pháp điều trị tật khúc xạ và chẩn đoán các bệnh về mắt

  • Thực hiện các thí nghiệm, thủ thuật chuyên khoa về mắt

  • Am hiểu về từng hóa chất, phương pháp điều trị kết hợp trị liệu, chăm sóc phục hồi

  • Các phương pháp đo thị lực, kỹ thuật khám mắt

  • Kiến thức y học cơ sở, dược lý và y học phục hồi chức năng

  • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu các bệnh về mắt

 

Song song với kiến thức chuyên môn, sinh viên còn thực hành các ca phẫu thuật, phẫu thuật laser. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị thêm các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tổ chức, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định góp phần thêm sự tự tin để hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế.

 

Để trở thành một bác sĩ nhãn khoa, sinh viên cần phải có bằng đại học 5 năm. Đầu vào ngành Nhãn khoa có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt và hầu hết các ứng viên phải học tốt toán học, vật lý nếu muốn theo đuổi ngành này. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp đại học y, sinh viên cần phải thực hiện tiếp 2 năm đào tạo và thực hành trong thực tế.

 

ngành nhãn khoa

 

Học ngành Nhãn khoa ở đâu?

Hiện nay có một số trường đào tạo về ngành Nhãn khoa đáng tin cậy ở Việt Nam như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Dược Huế. 

 

bác sĩ khám mắt

 

Có thể làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Nhãn khoa?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận những công việc trong lĩnh vực y khoa về mắt như sau:

  • Bác sĩ khúc xạ với nhiệm vụ chủ yếu là đo thị lực, tư vấn, điều trị, phục hồi mắt

  • Chuyên viên tư vấn, giáo dục sức khỏe mắt cho cộng đồng

  • Tham gia nghiên cứu, thí nghiệm, khảo sát về mắt tại các viện nghiên cứu và phát triển về mắt

  • Tiến hành giảng dạy về chuyên ngành Nhãn khoa tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp y tế

 

Địa điểm làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp cũng khá đa dạng, bao gồm:

  • Các khoa mắt của các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện, các cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng khám tư nhân…

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ

 

Thực tế công việc sau khi tốt nghiệp ngành Nhãn khoa thế nào?

Các bác sĩ nhãn khoa có một số giờ làm việc cố định hơn bất kỳ ngành y khoa khác, thỉnh thoảng cũng có những lúc việc ngoài giờ, nhưng tính chất công việc ngành  nhãn khoa không yêu cầu làm việc ban đêm. Đây là một ưu điểm bạn có thể cân nhắc nếu muốn theo đuổi ngành nhãn khoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét