Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành Nông nghiệp

 Nếu muốn góp phần phát triển Nông nghiệp nước nhà thông qua việc áp dụng các phương pháp mới như cây trồng biến đổi gen, canh tác hữu cơ,… thì bạn nên theo học các chương trình đào tạo chuyên môn sâu. 

 

Nông nghiệp là gì?

Nông nghiệp là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất thế giới với “độ tuổi” kéo dài từ năm 10.000 trước công nguyên. Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc từ việc thực hiện các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi.

 

Những năm gần đây, ngành học này đã trở nên rất phát triển nhờ những thay đổi về môi trường, khí hậu và các phương pháp mới. Tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nước ta vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. 

 

Học gì trong ngành Nông nghiệp?

Khoa học kỹ thuật phát triển đồng nghĩa với xu hướng hiện đại hóa công việc làm nông. Do đó, chương trình Cử nhân Nông nghiệp sẽ giúp học viên tiếp cận những kiến thức liên ngành trên cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trải dài từ các ngành sinh học, khoa học môi trường, hóa học, kinh tế và quản trị kinh doanh.

 

Cụ thể, bạn sẽ được xây dựng một nền tảng khoa học vững chắc về nông nghiệp thông qua:

  • Nghiên cứu sinh học

  • Môi trường tự nhiên 

  • Sản xuất nông nghiệp 

  • Khoa học nông nghiệp 

  • Công nghệ di truyền

  • Công nghệ chế biến thực phẩm

  • Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi

 

Tiếp đến, bạn có thể lựa chọn các ngành/nhóm môn học (module) để cá nhân hóa bằng cấp của mình. Phạm vi và cách thức kết hợp của những mảng này sẽ tùy thuộc vào chương trình giảng dạy của từng trường, chẳng hạn như:

  • Một số khóa học nông nghiệp tập trung vào việc trang bị kiến thức cho sinh viên làm việc ở môi trường quốc tế - bao gồm các chủ đề như nền kinh tế dựa trên sinh học, tính bền vững trên quy mô toàn cầu hay hệ thống lương thực toàn cầu. 

  • Ngược lại, một số khác lại tập trung vào những phương pháp nông nghiệp đang được áp dụng tại một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, hoặc trên một khía cạnh nông nghiệp cụ thể như canh tác nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, chăm sóc động vật, thực tiễn bền vững hoặc quản lý tài sản lớn.

 

Những chuyên ngành phổ biến nhất trong nông nghiệp phải kể đến:

 

Ngoài ra, tại các trường khoa học ứng dụng, sinh viên sẽ được tập trung vào các ngành học như kinh tế, phát triển bền vững và hệ thống thực phẩm… đồng thời trải nghiệm được nhiều kỹ năng và hiểu biết về các nguyên tắc về khoa học, đạo đức và thương mại trong nông nghiệp.


 

Nên đi đâu học ngành Nông nghiệp?

Việt Nam ngày nay với khát khao dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai nên việc đầu tư vào đào tạo nông nghiệp được chú trọng. 4 trường dẫn đầu về ngành nông nghiệp tại Việt Nam bao gồm: ĐH Nông lâm TP. HCM, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, ĐH Nông Lâm Huế, ĐH Cần Thơ. 


  

 

Tốt nghiệp ngành Nông nghiệp ra làm gì?

Sinh viên học ngành Nông nghiệp ra trường không cần đối mặt với vấn đề kiến thức của mình không có “đất dụng võ”. Bởi trên thực tế phát triển nông nghiệp cao, việc đầu tư vào đội ngũ nhân lực trẻ được chú trọng nên bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thậm chí làm giàu khi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số công việc bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp như:

 

  • Nghiên cứu viên, Kỹ sư nông nghiệp: thực hiện các công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mang tính đột phá và hoạt động nông nghiệp nhằm tăng năng suất và tăng trưởng bền vững.

  • Làm chủ trang trại: nếu có đất rộng, bạn có thể tự phát triển sản phẩm cây trồng và vật nuôi, đồng thời tìm hiểu cách đưa sản phẩm đến người tiêu dùng để tạo doanh thu.

  • Quản lý dây chuyền kinh doanh: môi giới sản phẩm giữa người tiêu dùng và người sản xuất.

  • Kinh doanh, phân phối, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp: Dùng kiến thức chuyên môn về nông nghiệp trong buôn bán, tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, phát triển các kênh phân phối, đảm bảo chuỗi cung ứng chất lượng và ổn định.

  • Tư vấn và cố vấn viên: Đưa ra những nhận định, phương pháp đổi mới mang đến hiệu quả cao cho các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,...

  • Giảng viên lĩnh vực nông nghiệp: truyền lại kiến thức lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét