Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

10/13/2023

Ngành Trí tuệ nhân tạo

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là một trong những công nghệ quan trọng hàng đầu, giúp con người giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. 

 

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là ngành tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Nhìn chung, đây là một ngành học rất rộng, bao gồm các yếu tố tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể đến ô tô tự lái, phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại. 

 

Ngành Trí tuệ nhân tạo học những gì?

Nền tảng kiến thức về công nghệ máy tính và toán học là xương sống của hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo. Sinh viên có thể lựa chọn các chương trình cấp bằng ngành trí tuệ nhân tạo hoặc theo đuổi chuyên ngành AI từ các ngành học như khoa học máy tính, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật.

 

Lưu ý rằng nội dung của ngành học trí tuệ nhân tạo sẽ khác nhau giữa các trường đại học, hầu hết các trường đại học Việt Nam đang đưa AI thành chuyên ngành của CNTT. Hầu hết các khóa học trí tuệ nhân tạo bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn, giúp bạn điều chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với sở thích và kế hoạch nghề nghiệp của mình. Do đó, bạn nên xem xét kỹ về danh mục các môn học và chương trình giảng dạy trước khi đăng ký.

 

Các môn học bắt buộc

  • Nguyên tắc cơ bản của trí tuệ nhân tạo
  • Các kỹ thuật toán học của trí tuệ nhân tạo
  • Nguyên lý lập trình và tính toán
  • Lý thuyết tính toán
  • Hệ thống và kiến trúc
  • Thiết kế thuật toán
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Mạng thần kinh nhân tạo
  • Robot học (Robotics)

 

Một số môn học tùy chọn

  • Máy học (Machine Learning)
  • Lập trình nâng cao
  • Đồ họa nâng cao
  • Giao diện người - máy

 

Liệu bạn có phù hợp với ngành Trí tuệ nhân tạo?

Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành trí tuệ nhân tạo, những phẩm chất sau sẽ giúp bạn gặt hái thành công trong ngành. Cùng tìm hiểu xem liệu bạn có phù hợp với ngành AI không nhé.

 

Không ngừng tò mò và yêu thích sự sáng tạo

Việc "nuôi dưỡng" trí tò mò với mọi điều trong cuộc sống, không ngừng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn nhận diện và thấu hiểu những vấn đề trừu tượng. Đồng thời, bạn cần có khả năng diễn giải vấn đề, tìm ra cách tiếp cận mới để đưa ra giải pháp trong ngành trí tuệ nhân tạo. 

 

Khả năng "hiểu sâu" dữ liệu

Đối với những người làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo, việc tìm ra câu trả lời đúng rất quan trọng, nhưng việc đặt câu hỏi đúng cũng quan trọng không kém. Từ dữ liệu thu thập, bạn cần đào sâu để hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng và tìm ra những câu hỏi hữu ích cho quá trình nghiên cứu sau này.

 

Kiên trì và nỗ lực không ngừng

Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới và đầy thử thách. Bạn có thể sẽ mất nhiều tháng và vô số quá trình lặp lại để đạt được kết quả chính xác. Chính vì thế, các chuyên gia AI cần có sự kiên trì và nỗ lực không ngừng để tìm kiếm câu trả lời, sẵn sàng cam kết cho công việc. 

 

Khả năng học hỏi nhanh

Với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực AI, khả năng học hỏi, nắm bắt kiến thức mới là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Ngay cả những nhà nghiên cứu và kỹ sư có kinh nghiệm cũng phải liên tục nâng cao kỹ năng của mình để bắt kịp công nghệ mới. Chính vì vậy, ngoài việc có niềm đam mê với lĩnh vực AI, khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng thay đổi sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng

 

Học ngành Trí tuệ nhân tạo ở đâu?

đại học Bách khoa Hà Nội 

 

Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo làm gì khi ra trường?

 

Nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Researcher)

Nếu bạn yêu thích công việc nghiên cứu và mong muốn làm việc trong lĩnh vực AI, đây có thể là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo sẽ làm việc để khám phá tiềm năng của các công nghệ này và sau đó giúp thực hiện các thay đổi trong các công cụ hiện có để đạt được tiềm năng đó. Ví dụ: phụ trách việc cải tiến hệ thống dữ liệu liên quan đến AI, giám sát và đánh giá sự phát triển của các phần mềm mới,... 

 

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP)

Từ chatbot đến trợ lý ảo cho đến dự đoán tin nhắn trên điện thoại, các công cụ AI được sử dụng để tái tạo giọng nói của con người ở nhiều định dạng khác nhau. Các cá nhân làm việc trong vai trò Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) sẽ sử dụng sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ lẫn công nghệ để phát triển các hệ thống giúp máy tính giao tiếp thành công với con người.

 

Kiến trúc sư AI (AI Architect)

Các kiến ​​trúc sư trí tuệ nhân tạo là những người trả lời được câu hỏi về nhu cầu tổng thể của các dự án AI, bao gồm việc tạo và duy trì kiến ​​trúc bằng cách sử dụng các công nghệ AI hàng đầu. Họ cũng cần hiểu cách AI được sử dụng trong một công ty, khả năng của các nền tảng AI và trạng thái dữ liệu trong công ty. 

 

Kỹ sư dữ liệu lớn (Big Data Engineer)

Các kỹ sư dữ liệu lớn thường được giao phó nhiệm vụ thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng môi trường dữ liệu lớn trên hệ thống Hadoop và Spark. Các ứng viên cũng cần thể hiện kinh nghiệm lập trình với C ++, Java, Python hay Scala. Họ cũng cần có thông tin chuyên sâu và kinh nghiệm khai thác, trực quan hóa và di chuyển dữ liệu.

 

Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer)

Các kỹ sư học máy cần có khả năng áp dụng các mô hình dự đoán và tận dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên khi làm việc với các bộ dữ liệu khổng lồ. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu có nền tảng toán học vững chắc, khả năng lập trình máy tính thông thạo và am hiểu sâu sắc về các phương pháp phát triển agile.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét