Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

2/24/2023

Ngành Kinh Tế Quốc Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế Nên Học Ngành Nào?

 Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế đang là hai ngành tối ưu hóa trong phát triển xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh quốc tế khác kinh tế quốc tế. Nhiều người đang có sự phân vân nên học kinh tế quốc tế hay kinh doanh quốc tế? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để có những giải đáp chi tiết thắc mắc này nhé.


Điểm giống nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Trước khi tìm hiểu nên học kinh doanh quốc tế hay kinh tế quốc tế thì chúng ta cần biết được kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế có những điểm gì giống nhau:

  • Cả hai ngành đều cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực: Logistic, xuất nhập khẩu,  vận tải, bảo hiểm….
  • KTQT và KDQT đều có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
  • Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của cả hai ngành học này gần như giống nhau.

Ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau?

Bên cạnh những điểm giống nhau thì kinh doanh quốc tế với kinh tế quốc tế khác gì nhau? Dưới đây là đặc điểm riêng của mỗi ngành.

Đối với ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản lý. Ngành này đi sâu vào các hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp. Sinh viên khi theo học ngành này có 2 hướng để phát triển bản thân sau đây: 

Thứ nhất là: Trở thành Quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu. Nếu lựa chọn theo định hướng này thì các bạn sẽ học chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ vận đơn (đường sắt, đường biển, đường hàng không) hoặc nghiệp vụ vận tải; nghiệp vụ bảo hiểm cho hàng hoá…

Thứ 2 là:  Thực hiện các hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế). Sinh viên được đào tạo khả năng chuyên môn để nhận biết và giải quyết vấn đề trong hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Đối với ngành Kinh tế quốc tế

So sánh với kinh doanh quốc tế thì KTQT có tính chất vĩ mô hơn. Sinh viên ngành này có khả năng nhận biết các môi trường kinh tế của từng khu vực, từng vùng, từng quốc gia hoặc từng doanh nghiệp.

Các bạn học KTQT sẽ phân tích đánh giá sau đó hoạch định và xây dựng nên các chuỗi cung ứng hàng, chuỗi xuất nhập khẩu một mặt hàng/ngành hàng giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Bên cạnh đó, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại còn được trang bị  những kiến thức chuyên môn để phân tích và đánh giá đánh giá quy trình vận hành của chuỗi. Từ đó đưa ra những phương pháp tăng cường để hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên học ngành này có thể làm việc trong các vị trí sau đây: quản trị chuỗi cung ứng (SCM),  logistic, phân tích thị trường, xuất nhập khẩu…

Với các thông tin trên thì các bạn chắc đã nắm được ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau rồi đúng không nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét