Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

2/24/2023

054. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là ngành học nghiên cứu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan đến hệ thống cơ điện tử, vận hành bằng cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, được trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật điều chỉnh, kỹ thuật điện-điện tử, kỹ thuật vật liệu, quản lý chất lượng hệ thống cơ. 

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử  như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…


Sinh viên được đào tạo để có thể

  • Tham gia vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế quy trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất;
  • Phân tích bản vẽ kỹ thuật về hệ thống thiết bị cơ điện tử theo đúng các tiêu chuẩn;
  • Sử dụng các phần mềm chuyên ngành thành thạo để thiết kế, mô phỏng các hệ thống thiết bị cơ điện tử;
  • Vận dụng kiến thức nghề nghiệp để trực tiếp thực hiện công tác tính toán, thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống cơ khí, điện, điện tử; đo lường, lập trình điều khiển…; lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ điện tử, điện công nghiệp, tự động hóa sản xuất; kiểm tra, bảo trì, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các cơ cấu của hệ thống thiết bị cơ điện tử;
  • Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, trực tiếp chỉ huy, giám sát công tác chuyên môn về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp… hệ thống cơ điện tử;
  • Phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện chuyên môn hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng…các hệ thống thiết bị cơ điện tử; 

Tốt nghiệp ngành Ngành Kỹ thuật cơ – điện tử (tự động hóa) ra trường làm gì?

  • Quản lý kỹ thuật, quản lý bảo trì, trưởng phòng bảo trì, giám đốc kỹ thuật các công ty trong và ngoài nước;
  • Thiết kế vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử;
  • Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao;
  • Dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa;
  • Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Trường, Viện;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét