Tìm kiếm Blog này

Tôi sẽ học gì

Có những người đã biết từ lâu rằng họ sẽ đi học đại học và học gì. Nhưng cũng có những người khác không biết họ có nên hoặc có thể học đại h...

2/24/2023

063. Ngành Kinh doanh thương mại

 Kinh doanh thương mại là một ngành học được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến ​​thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và quốc tế, bao gồm: tiếp thị, trao đổi, quản lý bán hàng, phân tích tài chính… Chuyên ngành học này trang bị cho các bạn những hiểu biết và kiến thức về hoạt động bán hàng, quản lý bán lẻ và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của ngành Kinh doanh thương mại là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong công tác quản lý, các hoạt động thương mại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng… 


Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính,… 

Không những thế, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại,… 

Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm,…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia các công việc sau:

  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi bán lẻ, hoạt động bán hàng hoặc kinh doanh của công ty.
  • Quản lý kho: Công việc cụ thể là quản lý quá trình xuất nhập của kho và quản lý sản phẩm trong kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, xí nghiệp. Lên ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch định vị doanh nghiệp trực tiếp cho công ty, xí nghiệp.
  • Chuyên viên làm tổ chức những hoạt động kinh doanh thương mại ở các tổ chức, doanh nghiệp, công ty;
  • Chuyên viên xúc tiến các dịch vụ khách hàng và sales;
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh, quản lý và mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh tàu biển, hàng không và các công ty doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên logistics, kinh doanh forwarder;
  • Nhân viên quản lý kho hàng, xuất nhập khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét